Bản tin doanh nhân
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Cuộc sống
  • Xe đẩy hàng rong bán thịt chó vẫn bị thả nổi

Xe đẩy hàng rong bán thịt chó vẫn bị thả nổi

Nguy cơ mất VSATTP cho trên những chiếc xe đẩy hàng rong bán thịt cho là cực kì cao, đó là chưa nói tới việc những chiếc xe đẩy hàng rong này đang bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc như chó dịch, chó ghẻ, chó lát,…

Xe đẩy hàng công nghiệp

 

 

Thịt chó ở Việt Nam có lẻ là một món ăn có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau. Nhưng quan trọng hơn hết và nguồn gốc món thịt chó tới người ăn cực kì nguy hiểm khi mà không có kiếm dịch . Đặc biệt, người mua thịt chó thường mua ở những người bán trên xe đẩy hàng rong nên khó có cơ quan nào có thể kiểm soát được cái này.

Đã hơn 2 năm triển khai nhưng tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho hàng rong tại quận Tân Bình chỉ nhỉnh hơn 20%. Địa phương quản lý nhưng không biết địa bàn có bao nhiêu cơ sở giết mổ, quán thịt chó… và Chi cục Thú y cũng không kiểm dịch luôn món “cầy tơ” này. Đó là những nguy cơ mất VSATTP mà ngày 10-2, Ban Văn hóa Xã hội HĐND TPHCM đã có buổi giám sát quận Tân Bình.

Buông lỏng hàng rong

Triển khai từ năm 2006 nhưng chính quyền quận Tân Bình, cụ thể là ngành y tế vẫn còn rất lúng túng trong việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các hàng quán đóng trên địa bàn. Tính đến cuối tháng 12-2008, toàn bộ 15 phường của quận chỉ cấp được 157 giấy chứng nhận cho các cơ sở hàng rong, quán ăn, chiếm hơn 20% tổng số cơ sở cần được cấp. Theo bà Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND quận, nguyên do là còn nhiều vướng mắc trong công tác thẩm định, trong khi khả năng của cấp phường có hạn. Theo đại diện lãnh đạo phường 5 quận Tân Bình thì phường cũng chỉ mới cấp cho được 1 quán phở và 2 cửa hàng bán thịt bò, còn hàng rong chưa dám vì sợ làm không đúng quy trình thì chủ tịch phường phải chịu trách nhiệm.

Mặc dù được chọn là địa bàn “điểm” để tiến hành công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho hàng rong, xe đẩy từ giữa năm 2008 nhưng huyện Hóc Môn cũng đang phải đau đầu vì… gỡ chưa ra.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Trường, Trưởng phòng Y tế huyện, do những người buôn bán hàng rong, xe đẩy thuộc diện tạm trú, thường xuyên di chuyển chỗ ở nên không thuyết phục họ tham gia tập huấn kiến thức VSATTP, khám sức khỏe, chưa kể là họ thường xuyên thay đổi mặt hàng kinh doanh, lúc hủ tiếu, lúc cháo lòng. Chính vì vậy, đến nay huyện Hóc Môn cũng mới chỉ cấp được giấy chứng nhận cho 450/1.600 cơ sở (chiếm tỷ lệ 28%) kinh doanh ổn định thuộc quản lý của cấp xã, thị trấn.

Không chỉ Tân Bình, Hóc Môn mà các quận huyện khác cũng đang rối như gà mắc tóc khi tiến hành cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho hàng rong, xe đẩy. Từ thực tế đó, theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó ban Văn hóa Xã hội HĐND TPHCM: “Rõ ràng việc cấp phép, quản lý hàng rong là chưa làm được”. Trong khi đó, theo bác sĩ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, những thực phẩm xe đẩy, hàng rong có nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Thịt chó: Không kiểm dịch được

Quận Tân Bình có 37 quán thịt chó, 6 cơ sở giết mổ và 6 hộ kinh doanh thịt chó sống. Thế nhưng, theo đại diện cơ quan thú y quận Tân Bình thì không biết nguồn gốc thịt chó ở đâu và cũng không nắm được số lượng giết mổ mỗi ngày. Thậm chí công tác quản lý cũng bị buông lỏng và vấn đề VSATTP đối với các quán thịt chó gần như không được chính quyền địa phương lưu ý. Ngay khi được đại biểu HĐND TPHCM chất vấn, đại diện chính quyền phường 6 quận Tân Bình mới cho biết trên địa bàn phường có 7 quán thịt chó nhưng mới chỉ có 2 quán được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.

Theo bà Trương Thị Kim Châu, Phó Chi cục Thú y TPHCM, thịt chó đang được bày bán, giết mổ vẫn không tiến hành kiểm dịch được vì chưa có cơ sở pháp lý. Bà Châu cho biết đã kiến nghị với Cục Thú y nhưng vẫn chưa có phản hồi, hướng dẫn. “Chính vì vậy, đến nay thịt chó vẫn bị thả nổi mặc dù vẫn biết rằng không ít chó nhiễm bệnh, chó bị đánh bả cũng được lên bàn nhậu”, ông Nguyễn Văn Minh, Phó ban Văn hóa Xã hội HĐND TPHCM, băn khoăn.